2 Cách nấu dầu dừa nguyên chất tại nhà vừa nhanh, vừa dễ

by - 5:21:00 AM


2 Cách nấu dầu dừa nguyên chất tại nhà vừa nhanh, vừa dễ bạn có thể thực hiện tại nhà đảm bảo được độ nguyên chất, không pha tạp.


Công dụng của dầu dừa trong cuộc sống:
– Chế biến món ăn, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giảm cân…
– Chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ: làm đẹp da, tóc, móng
– Chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và chữa một số bệnh viêm nhiễm.
– Bảo vệ cơ thể, chống gốc tự do, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và cung cấp năng lượng…
Tự  làm dầu dừa tại nhà không khó, có 2 cách khá phổ biến và đơn giản bạn hoàn toàn có thể làm theo.
Cách nấu dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp đun nóng:
1. Nguyên liệu cần có để nấu dầu dừa:
– Nước ấm: 400ml
– Dừa khô: 2 trái lớn (tương đương 1kg cơm dừa). Hãy chọn dừa thật già, có cơm dừa cứng, màu trắng tinh thì sẽ cho nhiều dầu hơn.
– Dụng cụ nạo dừa hoặc nắp ken
– Vợt lọc dừa
– Nồi đun có đáy rộng
– Đũa khuấy
2. Cách nấu dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp đun nóng:

Trộn dừa với nước
- Bổ đôi quả dừa, để cơm dừa càng khô càng tốt. Nạo cơm dừa thành từng lát mỏng càng nhỏ càng tốt. Đổ cơm dừa nạo vào 1 cái thau cùng nước ấm, bỏ vào máy xay hoặc dùng tay trộn đều trong 20 phút.
- Dùng 1 cái khăn vải lọc lấy phần nước cốt dừa và bỏ phần bã. Nên vắt mỗi lần 1 ít và phải vắt thật kiệt để tân dụng được hết nước cốt dừa.

Đun dầu dừa
- Dùng 1 cái nồi đáy rộng hoặc chảo lớn để giúp bốc hơi nhanh trong quá trình nấu dầu dừa. Đổ phần nước cốt dừa thu được vào nồi, để lửa lớn đun cho sôi già, hạ lửa nhỏ liu riu, nhớ khoảng 5-10′ lại khuấy đều tay nồi dầu dừa để cặn không lắng xuống đáy nồi làm cháy khét.

Quá trình đun dầu dừa và thành phẩm
- Tiếp tục để lửa nhỏ hết cỡ cho đến khi thấy những vón dừa tích tụ chuyển dần sang màu nâu cánh gián. Giai đoạn này nước đã bay hơi hết chỉ còn sót lại phần dầu dừa nguyên chất. Đun tiếp thật nhỏ lửa để dầu dừa chuyển hoàn toàn sang màu trong veo.

Tinh dầu dừa thành phẩm bằng phương pháp đun
- Khi dầu dừa đã đạt đủ độ trong, tắt lửa để nguyên trên bếp cho cặn lắng xuống dưới đáy nồi. Dùng vợt lọc phần dầu cho vào hũ thủy tinh. Có thể bỏ vào tủ lạnh hoặc để nhiệt độ phòng bình thường để dùng dần đều được.
3. Ưu và nhược điểm của cách nấu dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp đun nóng:
Ưu điểm:
- Cách nấu này giúp dầu không bị đổ mồ hôi nhờ diệt được vi khuẩn
– Dầu dừa làm bằng cách đun nóng có hạn dùng đến 2 năm .
Nhược điểm:
- Nhiệt độ cao, nấu trong thời gian lâu khiến dầu dừa bị hao hụt đi 1 phần nhỏ dưỡng chất trong tinh dầu.
- Không tiết kiệm và tận dụng được hết nguyên liệu.
Cách làm dầu dừa từ phương pháp ép lạnh:
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm dầu dừa lạnh:
– Dừa khô: 1 trái lớn (tương đương 0,5kg cơm dừa), lưu ý chọn dừa thật già để thu được nhiều dầu hơn.
– Dụng cụ nạo dừa hoặc nắp ken
– 1 máy xay sinh tố
– 1 hũ thủy tinh có nắp kín
– 1 vợt lọc dừa
2. Cách làm dầu dừa nguyên chất từ phương pháp ép lạnh:
- Đập bỏ vỏ ngoài quả dừa, cạo sạch lớp cùi nâu bên ngoài, cắt cùi dừa trắng thành miếng nhỏ, bỏ vào lò vi sóng sấy cho thật khô (Bỏ khoảng 4-8 miếng tùy độ dày mỏng để đảm bảo dừa khô), giúp tăng nồng độ dầu dừa thu được khi ép lạnh.

- Chú ý: Bạn cũng có thể không sử dụng cách này thay vào đó thì bạn có thể thái nhỏ dừa và xay mịn rồi thực hiện vắt như ở phương pháp bên trên, nhưng thay vì đun nóng thì sử dụng phương pháp ép lạnh.
- Đổ cơm dừa sấy với 1 ít nước ấm vào máy xay thật nhuyễn như bột. Chú ý khi cắt dừa thành miếng nên cắt miếng nhỏ vừa phải để khi xay được nhuyễn, cắt quá to khi xay mất thời gian mà dừa không được mỏng mịn như ý.

Vắt thật kiệt phần nước cốt dừa đã xay
- Lọc dừa, vắt kiệt nước dừa bằng khăn mỏng. Hoặc cho vào máy ép hoa quả ép đi ép lại để chắt lọc được toàn bộ phần dầu dừa và tinh chất, tránh lãng phí.
- Bỏ phần cốt dừa vừa ép vào lọ thủy tinh để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 ngày 1 đêm.

Sau thời gian trên, mặt nước cốt dừa sẽ đóng váng trắng ở trên và tinh dầu lắng ở dưới
- Sau thời gian trên, mặt nước cốt dừa sẽ đóng váng trắng ở trên và tinh dầu lắng ở dưới. Lúc này bạn đem hũ thủy tinh vào để trong ngăn mát tủ lạnh. Giữ nguyên như vậy trong vòng 3 tiếng để lớp váng dừa bên trên đóng lại.

Dầu dừa ép lạnh có màu giống nước vo gạo.
- Sau khi thấy váng dừa đóng lại, bạn vớt ra và lúc này hãy tận hưởng thành quả của mình.
3. Ưu, nhược điểm của cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh:
Ưu điểm:
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Đỡ mất thời gian và công sức
- Giữ được nguyên vẹn dưỡng chất trong dầu dừa vì không chịu tác động nhiệt.
Nhược điểm:
- Tinh dầu không tiết ra hết, hao phí nguyên liệu
- Thời gian bảo quản ngắn, chỉ trong vòng 1 tuần.
- Tinh dầu không thơm và màu không đẹp như phương pháp đun.
Trên đây là hai cách giúp bạn có thể tự tinh chế dầu dừa tại nhà. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm của mình. Hãy cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của bạn nhất nhé!
Nguồn: Webtretho.com

You May Also Like

0 nhận xét